Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật
là nhiệm vụ quan trọng được huyện Diễn Châu
quan tâm nhiều năm qua. Với nhiều việc làm ý nghĩa, huyện đã vận động đông đảo
các tập thể và cá nhân chung tay giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống, vươn
lên hòa nhập cộng đồng.
anh Đinh Văn Hưng, xóm 2 xã Diễn Thọ đã bị khuyết tật vận động hàng ngày ngoài việc trông giữ xe đạp, xe
máy, anh còn bán các loại chổi
Từ nhỏ, anh Đinh Văn Hưng, xóm 2 xã Diễn Thọ đã bị khuyết tật vận động,
sống phụ thuộc vào gia đình. Cuộc sống khó khăn, nhiều lúc anh tưởng chừng
không thể vượt qua. Cùng với sự giúp sức của gia đình, được huyện, xã hỗ trợ
xây dựng ngôi mới.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em – Bảo trợ người khuyết tật huyện giúp đỡ tư liệu sản xuất,
anh nỗ lực vượt lên thoát đói nghèo. Hàng ngày ngoài việc trông giữ xe đạp, xe
máy, anh còn bán các loại chổi để có thêm kinh phí trang trải trong gia đình. “Được
sự giúp đỡ của xã hội, không đi lại được nhưng tôi tự vươn lên. Vượt lên số phận,
vượt lên chính mình, buổi sớm giữ xe, 10 giờ đi bán hàng”.
Để
giúp người khuyết tật vươn lên thì việc làm hiệu quả nhất mà Hội Bảo vệ quyền
trẻ em – Bảo trợ người khuyết tật Diễn Châu làm được đó là hỗ trợ tư liệu sản
xuất. Trong năm 2024, Hội đã hỗ trợ 340 đàn gà và thức ăn chăn nuôi cho 340 gia
đình người khuyết tật trị giá 1 suất 1 triệu đồng. Các gia đình đều được chia sẻ
kinh nghiệm chăn nuôi và cách để tiếp tục duy trì, tăng đàn. Từ đó tạo động lực
họ tự vượt lên khó khăn, tìm thêm việc làm
phù hợp để nuôi sống bản thân và gia đình.
Chị Đinh Thị Nhã- xóm Xuân Nho xã Diễn Lộc, Diễn Châu được
Hội hỗ trọ cho 1 đàn gà
Chị Đinh Thị Nhã- xóm Xuân Nho xã Diễn Lộc, Diễn
Châu cho biết: “Huyện hội hỗ trợ cho đàn
gà này để nuôi. Từ đàn gà này để nhân rộng thêm để có kinh phí nuôi con ăn học,
phát triển lên mạnh hơn”.
Ngoài
việc đảm bảo trợ cấp xã hội hàng tháng cho 12.600 người khuyết tật, trong đó
các trường hợp khuyết tật nặng đều được quan tâm hỗ trợ cả về vật chất và tinh
thần. Trung bình mỗi năm, Hội Bảo vệ quyền trẻ em và bảo trợ Người khuyết tật
còn kêu gọi, vận động được nguồn quỹ, và các nguồn khác hơn 2 tỷ đồng, triển
khai thực hiện 7 chương trình trọng tâm và nhiều hoạt động có ý nghĩa như hỗ trợ
sản xuất, sửa chữa nhà ở, trao xe đạp và xe lăn, hỗ trợ quà tết và thuốc chữa bệnh
cho người khuyết tật….Trong đó, việc hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho người
khuyết tật được đánh giá là hiệu quả nhất. Riêng trong năm 2024 huyện đã hỗ trợ
vốn sinh kế cho 340 gia đình, hỗ trợ vốn hàng trăm triệu đồng để những người
khuyết tật mở rộng trang trại và phát triển sản xuất. Hàng năm, người khuyết tật
được học nghề truyền thống và tạo việc làm tại các khu công nghiệp, cơ sở sản
xuất phù hợp trên địa bàn huyện.
2024 huyện
đã hỗ trợ vốn sinh kế cho 340 gia đình
Ông Tạ
Đình Hoàng- Chủ
tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em- Bảo trợ Người khuyết tật huyện Diễn Châu cho biết:
“Chỉ đạo cơ sở xã, thị trấn soát xét các
đối tượng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng, không để không đúng đối tượng. Để kiểm
tra hỗ trợ cho tốt, đúng, thứ 2 chỉ đạo soát xét trường hợp đặc biệt, trường hợp
gặp thiên tai, địch họa. Huyện hội phối hợp hỗ trợ kịp thời, đảm bảo an sinh xã
hội cho đối tượng”.
Với những cách làm thiết thực, đã
góp phần mở ra cơ hội thoát nghèo và giúp người
khuyết Diễn Châu tật tự tin, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng. Hiện nay, đã có
nhiều mô hình kinh tế do người khuyết tật đứng chủ cho thu nhập cao, là tấm
gương để mọi người học tập, noi theo.
Hồng Hạnh – Văn Thành
Trung tâm VHTT-TT Diễn Châu