Các làng nghề Diễn Châu nhộn nhịp sản xuất chuẩn bị thị trường cuối năm
Chỉ
còn hai tháng nữa là đến tết nguyên đán nhưng thời điểm này không khí sản xuất
tại các làng nghề đã tấp nập, nhộn nhịp. Đây là tín hiệu vui báo hiệu một năm
làm ăn thuận lợi, với hy vọng cuộc sống ấm no, sung túc tại các làng nghề.
Về làng
nghề bánh kẹo Xuân Bắc, Đồng Hà, xã Diễn Vạn, Diễn Châu, không khí sản xuất vụ
tết đã nhộn nhịp. Ngay từ tháng 10 âm lịch, 80 hộ dân của 2 làng nghề đã chuẩn
bị hàng trăm tấn nguyên liệu để kịp sản xuất phục vụ tết và các lễ hội tháng
giêng. Để cung ứng kịp hàng cho khách, thời điểm này, làng nghề phải đỏ lửa cả
ngày lẫn đêm. Nếu như thu nhập ngày thường của mỗi lao động
làng nghề chỉ đạt 5-7 triệu đồng/tháng thì dịp tết
tăng lên khoảng 8-10 triệu đồng.
Cơ sở sản xuất bánh kẹo Lực Thanh, xã Diễn Vạn chuẩn bị lượng
hàng phục vụ tết
Với cơ sở sản xuất bánh kẹo
Lực Thanh, xã Diễn Vạn, để giữ được thương hiệu, gia đình phải
đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đến khâu chế biến.
Ông Nguyễn Thế Lực- chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo Lực Thanh, xã Diễn Vạn,
Diễn Châu nói: “ Năm nào cũng như vậy,
vào dịp tết, khoảng tháng 10 âm lịch, chúng tôi chuẩn bị nguyên liệu, lao động
tăng thêm, tuyển thêm lao động không chuyên vào. Để làm phải chọn nguyên liệu
là quan trọng, sản xuất nhiều hơn, mới làm đủ năng suất cho thị trường”.
Dịp cuối năm, không khí sản xuất
kinh doanh tại làng nghề Đông Kỷ, xã Diễn Kỷ diễn ra hết sức khẩn trương. Bình
quân mỗi tháng các hộ dân ở làng nghề cung ứng ra thị trường khoảng 7000- 8000
tấn lương thực, thì vào tháng giáp Tết lượng hàng tăng lên gấp đôi. Những mặt
hàng bán chạy nhất trong dịp này là: nếp và các loại gạo ngon…
Xưởng thu mua, chế biến lúa gạo Huân Trầm
chuẩn bị 300 tấn gạo các loại
Xưởng thu mua, chế biến lúa gạo Huân
Trầm. Những ngày này 15 công nhân đang làm việc để kịp cung ứng sản phẩm ra thị
trường trên 300 tấn gạo các loại. Cơ sở đầu tư máy xay, máy tách lúa, đánh bóng
gạo, băng chuyền ưu tiên chất lượng lên hàng đầu nhằm nâng sản lượng xuất khẩu
và tiêu dùng nội địa.
Bà Nguyễn Thị Huân, thôn Đông Kỷ xã Diễn Kỷ,
Diễn Châu cho hay: “Hôm nay chuẩn bị tết
năm 2025, cơ sở chúng tôi liên tục quản lý, kiểm tra những mặt hàng nào đạt
tiêu chuẩn. Chất lượng mặt hàng đảm bảo cho người tiêu dùng. Chúng tôi chuẩn bị
sẵn gạo nếp, đậu, hàng Thái Lan, Lào, loại ngon nhất”.
Huyện Diễn
Châu đã xây dựng 42 sản phẩm Ocop
Diễn Châu có 20 làng nghề,
13 làng có nghề với gần 8700 lao động có việc làm
thường xuyên. Đến nay, các làng nghề đã sản xuất, chế biến được hơn 50 mặt hàng
các loại với mẫu mã đẹp, chất lượng cao như: nước mắm Vạn Phần, mộc mỹ nghệ Đại
Xuân, trống da Hoàng Hà, bánh kẹo Xuân Bắc và Đồng Hà, bánh bún Huỳnh Dương…. Cùng với đó thì huyện
đã xây dựng 42 sản phẩm Ocop. Thời gian này, không khí
làm việc tại các làng nghề đều diễn ra sôi động, nhiều hộ gia đình thuê thêm
công nhân, tăng ca làm việc.
Để bà con làng nghề sản xuất đảm bảo
chất lượng, huyện đã tăng cường tuyên truyền vận động các hộ dân thực hiện tốt
các quy định trong sản xuất, giữ gìn uy tín, thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đồng thời huyện hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, giúp bà con nắm vững nghề để phát triển.
Ông Lê
Thế Hiếu- Trưởng phòng NN-PTNT Diễn Châu cho biết: “ Các làng nghề sản xuất theo mùa vụ, đặc biệt
là dịp gần tết, làng nghề chuẩn bị nguồn hàng. Huyện chỉ đạo quyết liệt, có cơ
chế hỗ trợ các làng nghề, đặc biệt tuyên truyền, chỉ đạo, tập huấn của các làng
nghề. Xây dựng sản phẩm đặc trưng truyền
thống có lợi thế để đăng ký theo sản phẩm ocop”.
Bà con
làng nghề Diễn Châu đang “tăng tốc” để kịp trung ra thị trường tết với đa dạng
các mặt hàng, đảm bảo về số lượng, chất lượng. Tuy tất bật, vất vả nhưng sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp bà
con các làng nghề đón một cái Tết vui tươi, đầm ấm.
Hồng Hạnh- Lê Đồng
Trung tâm VHTT-TT Diễn Châu