Nghề biển ở Diễn Châu đang ở giai đoạn khó khăn, lao động đi biển đã
lên bờ quá nửa, nhu cầu chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho bà con hiện rất lớn và
cần sự quan tâm từ các ngành chức năng với những giải
pháp cũng như cơ chế chính sách phù hợp. Qua đó góp phần đảm bảo kinh tế biển và bảo vệ tốt cho nguồn
lợi hải sản.
Anh Vũ
Văn Hải – xóm quyết Thành xã Diễn Bích đành xa nhà đến các vùng đảo xa làm công
nhân xây dựng các công trình phục vụ cho quân đội
Từng là một ngư dân lăn lộn trên biển rồi
chuyển sang làm thợ đóng tàu nhưng anh Vũ Văn Hải – xóm quyết Thành xã Diễn
Bích vẫn chưa thoát khỏi cuộc sống khó khăn. Để đảm bảo cuộc sống cho vợ con,
anh đành xa nhà đến các vùng đảo xa làm công nhân xây dựng các công trình phục
vụ cho quân đội. “Ra đảo thì người ta xét
tuyển những người chịu khó nên cũng bỏ nghề để ra đảo làm kiếm tiền nuôi vợ con
sinh sống. Bà con khó khăn nhưng chuyển đổi khó lắm. Dân lao động muốn làm nghề
khác đòi hỏi phải học hành và muốn sang nước ngoài thì phải có đồng tiền mà làm
giầy tờ thủ tục để đi dừ muốn vay mượn để
mưu sinh thì ngân hàng đóng cửa đi rồi, khó vay lắm”.
Nguyễn Văn
Tuấn cũng ở xã Diễn Bích đã tìm hướng đi mới bằng cách cả hai vợ chồng đi xuất
khẩu lao động
Còn chủ tàu Nguyễn Văn Tuấn cũng ở xã Diễn Bích, qua 4
năm mất mùa biển liên tục với khoản vay ngân hàng đóng tàu hàng trăm triệu đồng
không thể trả cũng đã tìm hướng đi mới bằng cách cả hai vợ chồng đi xuất khẩu
lao động. “Làm không đều công nên không
trả được nợ, vốn tự có không có phải đi vay nên lãi ăn hết, thì 2 vợ chồng nói
bán đi, còn trẻ để đi xuất khẩu lao động. Ở nhà mà không trả được, để nợ lại
cho con cũng khổ”.
Ông Vũ Duy
Luyến, xóm trưởng thì trong thời gian tới xóm sẽ còn giảm lực lượng đi biển bởi hiện đã có tới 40 ngư dân
Tại xóm
Yên Quang, xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu, từ 30 tàu cá khai thác vùng lộng và
ven bờ với trên 100 ngư dân, nhưng hiện nay cả xóm chỉ còn lại 20 tàu với khoảng
60 ngư dân bám biển. Theo ông Vũ Duy Luyến, xóm trưởng thì trong thời gian tới
xóm sẽ còn giảm lực lượng đi biển bởi hiện
đã có tới 40 ngư dân đi xuất khẩu lao động và 30 người chuyển sang làm thủy thủ trên các tàu hàng. Phấn khởi khi bà
con có nghề mới nhưng điều mà ông Luyến luôn trăn trở đó là ngư dân phải được
đào tạo nghề và có vốn để có nghề nghiệp và thu nhập ổn định hơn. “Tạo điều kiện cho ngư dân chuyển đổi nghề, mong muốn của
bà con là nhà nước cho vay vốn dài hạn với lãi suất vừa phải, tổ chức đào tạo tại
địa phương các nghề áp dụng cho lao động đi hằng hải hoặc đi nước ngoài thì đi
ra để người ta tuyển dụng được”.
Năm 2020 trở về trước, xã Diễn Bích và Diễn
Ngọc của huyện Diễn Châu có tới 650 tàu thuyền với hơn 2000 lao động, thì nay con số này chỉ còn 360 chiếc tàu với với
1300 lao động nghề biển. Nghề biển đang ở giai đoạn
quá khó khăn, lao động đi biển đã lên bờ gần nửa, nhu cầu tạo chuyển đổi nghề, tạo việc
làm cho bà con hiện rất lớn. Theo đó trong 2 năm qua đã có 400 ngư dân đi xuất
khẩu lao động, 500 người đi tàu vận tải và xây dựng tại các đảo. Cùng với đó
chính quyền cũng vận động bà con ngư dân
chuyển đổi nghề khai thác thủy sản bằng giã kéo, sang nghề khác thân thiện với
môi trường như lưới vây, câu. Ông Phan Xuân Vinh – Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu
nói thêm: “Chúng tôi đã đề nghị với Sở NN
phối hợp với các trường có năng lực thông qua trung tâm dạy nghề của huyện hoặc
các trường để đào tạo đầy đủ thuyền viên, thủy thủ tham gia đánh bắt ngư trường
ngoài khơi”.
Huyện Diễn Châu, Nghệ An là địa phương có nghề truyền thống đánh bắt hải
sản lâu đời, với đội tàu cá khá hùng hậu. Khác với trước, câu chuyện làm giàu từ nghề biển,
thì nay còn được người dân quan tâm là con em chuyển đổi sang ngành, nghề khác để
cho thu nhập ổn định để xóm làng nhộn nhịp,
cuộc sống ấm no hơn…..
Mai Giang – Văn Thành
Trung tâm VHTT&TT Diễn
Châu