Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
cũng là để đảm bảo sinh kế cho ngư dân, những năm qua các cấp chính quyền ở Diễn
Châu đang nỗ lực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho bà con ngư dân về việc
khai thác, đánh bắt hải sản đúng quy định, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp
ngăn chặn những hình thức đánh bắt theo kiểu tận diệt. Từ đó, đã tạo được sự đồng
hành của bà con ngư dân với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ nguồn
lợi thủy sản.
Bản thân ông Nguyễn Văn Hưng và 8 bạn nghề trên tàu luôn
nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường
Gia đình
ngư dân Nguyễn Văn Hưng ở xóm Hải Nam xã Ngọc Bích từ bao đời nay có nghề khai
thác hải sản vùng khơi. Xác định bào vệ nguồn lợi thủy sản sẽ góp phần lớn
trong việc đem lại nguồn sinh kế ổn định cho gia đình và cho bà con ngư dân nơi
đây. Chính vì vậy, bản thân ông và 8 bạn nghề trên tàu luôn nâng cao ý thức,
trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, không bao giờ sử dụng các ngư cụ khai thác
mang tính hủy diệt. Không xả rác thải, dầu máy ra biển để tạo môi trường an
toàn cho các loại hải sản. “Ghe đôi không có bất cứ
thứ chi về thiệt hại về môi trường sinh sản của ngư trường vì chúng tôi đi chỉ
có đánh khơi không có đánh lộng, có nghĩa là không dùng bất cứ chất liệu chi hết.
Bọn tôi chấp hành những quy luật của pháp luật và nhà nước”.
Năm
2015, Diễn Kim là xã đầu tiên của huyện Diễn Châu tham gia vào dự án Tổ đồng quản lý nghề cá ven
bờ, đến nay Dự án đã kết thúc nhưng dự án đã góp phần nâng cao vai trò của bà con ngư dân trong việc phối hợp thực hiện hiệu quả các
Quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cung cấp các
thông tin về những hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản, giúp các cơ quan
chức năng có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Bà con ngư dân Diễn Kim không vi phạm vùng khai thác
Ông
Lê Đình Phùng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Diễn Kim, Diễn Châu cho biết: Điểm rõ nét nhất, đó là việc bà con ngư dân Diễn Kim
không vi phạm vùng khai thác, các phương tiện đánh bắt hủy diệt như kích điện, chân vịt đảo, lưới bát
quái...đều được phát giác và hủy bỏ. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh môi trường ven biển được
người dân thực hiện thường xuyên. Nhờ đó mà việc khai thác ven biển bằng
bè mảng của bà con cũng trở nên quy củ hơn, năng suất khai thác ngày càng tăng.
“Ngư dân không đánh bắt khai thác bằng các hình thức cấm,
dọn vệ sinh gần bờ để tạo cảnh quan đẹp, hai là giúp cho người dân bảo vệ cảnh
quan rồi ngư trường sống cho các loại thủy hải sản. Đến hiện tại bây giờ, ngư
dân xã Diễn Kim vẫn không có các trường hợp đánh bắt khai thác thủy sản mà làm
hủy hoại môi trường. Thời gian vừa rồi ngư dân rất phấn khởi quá trình đánh bắt
thể hiện sản lượng được nâng lên”.
Để bà
con ngư dân các xã vùng biên giới biển, cùng chung tay bảo vệ và tái tạo nguồn
lợi thủy sản, huyện Diễn Châu và các ngành chức năng đã có sự quyết tâm và có
các giải pháp quyết liệt với kỳ vọng chấm dứt kiểu khai thác tràn lan, tận diệt. 100% thuyền trưởng và chủ tàu được tuyên truyền và ký cam kết không sử dụng
các dụng cụ cấm trong khai thác hải sản theo quy định. Bình quân, mỗi năm các
ngành chức năng ở Diễn Châu đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho ngư dân, phát khoảng
25.000 tờ rơi, pano, áp phích với nội dung tuyên truyền về bảo tồn các loài thủy
sản. Gần 10 năm qua,
đã có gần 4000 m3 rạn nhân tạo được thả tại vùng biển Diễn Châu trở
thành nơi trú ngũ an toàn cho các loài hải sản. Tất cả các xã vùng biển đều
thành lập được các tổ đồng quản lý, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản với hàng trăm ngư dân tham gia. Nhờ
vậy, đến nay, bà con ngư dân đã ý thức rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường
biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Diễn
Châu phát khoảng 25.000 tờ rơi, pano, áp phích với nội dung tuyên truyền về bảo
tồn các loài thủy sản
Ông
Nguyễn Văn Liên- Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Bích, Diễn Châu cho biết: “Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động,
sự phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban xã , phòng NNPTNT huyện, Đồn Biên phòng Diễn
Thành, thì bà con ngư dân cũng đã hiểu được việc chấp hành đầy đủ các quy định
trong khai thác theo Luật Thủy sản 2013 và phòng chống EU. Bên cạnh đó bà con
nhận thức làm tốt công tác hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ đầy đủ giấy phép đăng
kiểm vv. Bên cạnh đó, xác định được các vị trí đánh bắt thủy, góp phần vào việc
đẩy mạnh phát triển của ngành thủy sản của cả nước nói chung và địa phương nói
riêng”.
Diễn Châu có tới hơn 1000
tàu thuyền, bè mảng khai thác trên biển, có khoảng 3 000 người, cuộc sống phụ
thuộc vào nghề biển. Việc ý thức bảo vệ nguồn lợi hải sản ngay từ hôm nay chính
là góp phần để các thế hệ ngư dân Diễn Châu duy trì nghề khai thác một cách bền
vững, hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường biển, đảm bảo cuộc sống cho ngư dân.
Mai
Sao- Văn Thành
Trung tâm VHTT&TT Diễn Châu