Là huyện đồng bằng ven biển nên hằng
năm Diễn Châu thường phải đối mặt với thiên tai, bão lũ, gây ngập úng, ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân. Vì vậy, Để giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cả về vật chất
và con người do thiên tai gây ra, huyện Diễn Châu luôn chủ động đầu tư xây dựng
nâng cấp các công trình thuỷ lợi, trang bị kiến thức phòng chống thiên tai cho
người dân, các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại
cơ sở…
Nhiều năm qua, Cống ông Nghiêm thuộc tuyến đê
biển qua địa bàn xã Diễn Trung bị xuống cấp không đảm bảo công tác tiêu thủy
khi mưa bão về cũng như việc lưu thông của bà con. Năm 2024, sau khi được đầu
tư gần 700 triệu đồng sửa chữa nâng cấp đã tạo điều kiện cho người dân nơi đây yên tâm sản xuất cũng như không còn tình trạng
ngập lụt khi đi quan đoạn đường này.
Ông Nguyễn Văn Sáu người dân xã Diễn Trung phấn
khởi nói. “Được sự hỗ trợ của cấp trên sửa chữa làm mới đến nay
mưa lụt, rau khi rào mưa đến đâu nước tiêu
đến đó hai nữa là bà con lưu thông đi lại trên tuyến đường đó rất đảm bảo,
người dân cũng rất hồ hởi phấn khởi trong việc xây dựng thi công cống ông
nghiêm này”.
Diễn Châu có 8 xã vùng biển, thường khi mùa mưa bão
đến các xã vùng biển thường phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề về người và
tài sản. Vì vậy, Ban chỉ huy phòng chống bão lụt thiên tai các xã ven biển luôn
tăng cường tuyên truyền và chủ động các phương án cứu hộ cứu nạn trên biển.
Để đảm bảo an toàn cho hơn 1000 tàu thuyền và khoảng 5000 lao động trên biển trong
mùa mưa bão, hàng năm xã Ngọc Bích đều xây dựng phương án, phân công trách nhiệm
cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo cùng các ban ngành, đoàn thể tăng cường
công tác tuyên truyền tới tận người dân. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng phòng chống thiên tai để người dân được tiếp
cận với các tình huống cứu hộ cứu nạn trên biển.
Ông Cao Đức Nguyên- Chủ
tịch UBND xã Ngọc Bích trao đổi. “Hàng năm vấn đề trang bị kỹ năng phòng chống
thiên tai cho người dân luôn được chính quyền quan tâm. Bên cạnh việc tuyên
truyền cho bà con thường xuyên sửa chữa nâng cấp, bảo trì phương tiện đánh bắt
trên biển, trang bị đầy đủ máy móc thông tin liên lạc thì chính quyền địa
phương còn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn trang bị kỹ năng ứng
cứu, thoát hiểm, di dời người và phương tiện khi có sự cố xảy ra”.
Hiện nay,
tình trạng biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng,
làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân, làm hư hỏng
nhiều công trình giao thông, thủy lợi. Do đó, hàng năm huyện Diễn Châu đều chủ
động rà soát và xây dựng kế hoạch, ưu tiên đầu tư ngân sách để xây dựng và nâng
cấp các công trình phòng chống thiên tai.
Ông Phan Xuân Vinh – Phó chủ tịch UBND huyện Diễn
Châu cho biết: Với hệ
thống đê sông, đê biển rất lớn, nên công tác phòng
chống sạt lở bảo vệ công trình đê điều luôn được chú trọng. Tăng cường rà soát, xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu để kịp
thời xử lý ngay từ đầu các sự cố công trình đê điều. “Hàng năm huyện trích ngân sách một phần để hỗ trợ khắc phục
các công trình ách yếu trước mùa mưa bão. Huyện đã có phê duyệt các vùng trọng
điểm ven biển di dời trong mùa mưa bão với phương châm 4 tại chỗ. Có như thế
khi xảy ra lụt bão hay có sự cố có chủ động trong phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại
về con người cũng như tài sản”.
Có thể nói, việc chủ động các bước “phòng từ sớm, tránh từ xa”
là biện pháp hữu hiệu nhất để Diễn Châu hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, góp phần
bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân và phát triển kinh tế- xã hội trên địa
bàn.
Vân Anh
Trung tâm VHTT&TT Diễn Châu