Truyền
thống nước ta tự xa xưa tới nay luôn coi trọng vai trò của dòng họ. Đây được
xem như “cái nôi” sản sinh ra nhiều nhân tài, tuấn kiệt cho đất nước, là kho
tàng văn hóa – lịch sử được tiếp nối, trao truyền qua nhiều thế hệ. Với những
nét đặc trưng, độc đáo ấy, dòng họ đã trở thành hạt nhân hun đúc, đắp bồi, gìn
giữ và phát huy nét đẹp của văn hóa làng, xây dựng đời sống văn hóa ở các địa
phương.
Nhà thờ họ Trương- Đặng
Công Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu được xây dựng từ năm 1549, thờ 2 Thành Hoàng làng
là ông Trương Công Quang và Đặng
Phúc Thiêm – Những người đã có công trong việc khai ấp lập làng, giúp nhân dân
có cuộc sống ấm no. Đến nay, hậu duệ của cụ Trương Công Quang và Đặng Phúc Thiêm đã phát
triển đến 23 đời, 31 chi lớn nhỏ với trên 953 hộ. Để tri ân công lao to lớn của
các bậc tiền nhân, con cháu dòng họ Trương – Đặng Công đang ra sức học tập, lao
động sáng tạo và đạt được nhiều thành tích cao trên các lĩnh vực khoa học kỹ
thuật, giáo dục và quân sự. 100% gia
đình trong dòng họ đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa, có cuộc sống khá giả. Để
ghi nhận công lao của các vị tiền nhân và sự cống hiến cho Cách mạng của các
thế hệ con cháu hậu duệ dòng họ, năm
1997 dòng họ Trương- Đặng Công đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương kháng
chiến hạng Nhì”. Năm 2015, dòng họ được tặng danh hiệu dòng họ văn hóa và năm
2017 nhà thờ được UBND tỉnh công nhận “Di tích lịch sử ” cấp tỉnh.
Ông Đặng Xuân Quang- họ Trương- Đặng Công
chia sẻ: “Ông cha để lại mình theo rứa rồi,
phát huy truyền thống lo làm ăn lo làm kinh tế phát triển càng ngày càng mạnh
hơn, đoàn kết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn khó khăn, đoàn kết theo đường lối của Đảng
đề ra và chủ trương của Nhà nước”.
Hưởng ứng phong trào xây dựng đời sống văn hóa, hội đồng gia tộc
họ Trần ở Thị Trấn Diễn Thành chú trọng
tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong xây dựng
dòng họ văn hóa. Trong đó có 4 mô hình văn hóa ra đời đó là “Ông bà mẫu mực,
con cháu hiếu thảo”, “Câu lạc bộ dâu hiền rể thảo”, “Nàng dâu hiếu thảo”, “Câu
lạc bộ không sinh con thứ 3”… luôn được dòng họ quan tâm và thực hiện có hiệu
quả.
Ông Trần Văn Hòa – Thành viên hội đồng gia tộc cho biết: Hiện nay
dòng họ có 99% gia đình đạt danh hiệu văn hóa, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm đến 70%,
không có hộ nghèo và hộ vi phạm pháp luật. Dòng họ còn vận động con cháu hiến đất, quyên góp hàng trăm triệu đồng
trong xây dựng NTM. “Luôn luôn phát huy truyền thống quê hương, dòng họ, xây dựng nếp sống
văn hóa khu dân cư, đặc biệt dòng họ. Chúng tôi thường xuyên giáo dục con cháu
giữ nề nếp gia phong, tránh tệ nạn xã hội.”
Trong những năm gần đây, tại Diễn Châu xu hướng trở về nguồn cội, phục
hưng các sinh hoạt dòng họ diễn ra sôi nổi và có nhiều nét nổi bật, khu thờ tự
nhiều dòng họ được trùng tu, xây mới, nhiều gia phả được sưu tầm, các hoạt động
và nghi lễ thờ cúng tổ tiên được thể hiện bài bản theo nguyên tắc truyền thống.
Qua đó, tăng cường ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng anh em họ hàng gia tộc.
Nếu như năm 2019 có 225 dòng họ đạt danh hiệu
dòng họ văn hóa thì năm 2024 đã có 245 dòng họ được vinh dự đón nhận danh hiệu
này.
Việc tổ chức đón nhận danh hiệu “Dòng họ văn
hoá” được hội đồng gia tộc và con cháu dòng họ tổ chức chu đáo, trang nghiêm.
Con cháu dòng họ ở mọi miền Tổ quốc tề tựu đông đủ trước từ đường để đón nhận
danh hiệu như là dịp để nhắc nhở, khắc cốt ghi tâm với chính mình về ý thức gìn
giữ danh hiệu này cho dòng họ. Các dòng họ khác, cũng từ đó mà được nêu gương,
phấn đấu.
Ông
Đào Hồng Thanh – Trưởng phòng VHTT Diễn Châu cho biết: “Dòng họ văn hóa thì nó phát
huy được giá trị rất lớn. Ở đó giáo dục được truyền thống dòng họ, làm cho con
người dòng họ ngày càng tốt hơn và đi vào thực tiễn của dòng họ. Huyện khuyến
khích các địa phương, các dòng họ để xây dựng, phải đảm bảo cá thiết chế như
nhà từ đường, đồ tế khí, gia phả, tộc ước, tiêu chí về đời sống kinh tế, văn
hóa”.
Từ việc phát triển dòng họ
Văn hóa, tỷ lệ gia đình, xóm trên địa bàn huyện đạt chuẩn văn hóa cũng được
nâng cao, từ đó kết dựng nên bức tường thành kiên cố chống lại sự xâm lấn mạnh mẽ, ồ
ạt, tác động tiêu cực của đời sống hiện đại, nền kinh tế thị trường vào nhiều
giá trị truyền thống tốt đẹp của làng xã, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
Mai Giang
Trung tâm VHTT&TT Diễn
Châu