Thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên
địa bàn Diễn Châu đã tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại với quy
mô lớn, tập trung, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chăn nuôi, mang lại
giá trị kinh tế cao.
Trước
đây, gia đình bà Nguyễn Thị Thảo xóm 6 xã Diễn Liên chăn nuôi tại hộ gia đình,
gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quang. Sau khi xã Diễn Liên có chủ
trương chuyển đổi vùng lúa kém hiệu quả sang quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung
xa khu dân cư, gia đình bà đã đầu tư xây dựng mô hình vườn ao chuồng trên diện
tích 3 ha. Chăn nuôi tập trung không chỉ tạo điều kiện để bà mở rộng quy mô, đa
dạng vật nuôi mà còn hạn chế được dịch
bệnh. Nhờ đó, mỗi năm bà cho thu nhập trên 200 triệu đồng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Thảo xóm 6 xã Diễn Liên chăn nuôi không
chỉ tạo điều kiện để bà mở rộng quy mô, đa dạng vật nuôi mà còn hạn chế được dịch bệnh
Bà
Nguyễn Thị Thảo – xóm 6 Diễn Liên, Diễn Châu nói: “Theo khu
dân cư không nuôi được vậy, ở ngoài này nó thuận lợi rộng. Nói chung ra đây nó
cũng đỡ dịch hơn vì môi trường sạch sẽ”.
Gắn
với chương trình chuyển đổi ruộng đất và xây dựng Nông thôn mới, từ năm 2013 xã
Diễn Liên là một trong những xã tiên phong trong quy hoạch vùng chăn nuôi tập
trung. Theo đó xã đã đầu tư 15 km kênh mương và 6 km đường nội đồng vào các khu
trang trại. Giao thông thủy lợi thuận tiện, diện tích lớn nên sau khi có hoàn
thành các hộ chăn nuôi đều nhận đất và chuyển ra vùng chăn nuôi tập trung.
Xã Diễn
Liên đã đầu tư 15 km kênh mương và 6 km đường nội đồng
vào các khu trang trại
Ông
Dương Ngọc Triển – Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Liên cho biết: “Khu vực sâu trũng bà con trả lại cho xã vận
động bà con có nguyện vọng làm mô hình phát triển kinh tế, các hộ tập trung ra
để làm trang trại. Xã cũng quy hoạch lại các
khu vực bờ vùng bờ thửa tập trung cho máy múc khoanh vùng để phương tiện
đi lại cho thuận tiện cho bà con sản xuất. Đi vào các trang trại cơ bản giờ tất
cả trang trại đều có đường bê tông vào tận nơi”.
Diễn Trung trở thành vùng chăn nuôi gà trọng
điểm của huyện Diễn Châu, với hơn 150 trang trại, quy mô 200.000 con gà thịt và
khoảng 16 triệu trứng gà mỗi năm
Từ
những bất cập trong việc chăn nuôi gà nhỏ lẻ trong khu dân cư, xã Diễn Trung đã
mạnh dạn chuyển đổi quy hoạch vùng chăn nuôi gà tập trung. Theo đó, thành lập
HTX chăn nuôi để quản lý hoạt động cũng như kiểm soát quy trình sản xuất theo
hướng an toàn thực phẩm. Do đó hiện nay Diễn Trung trở thành vùng chăn nuôi gà
trọng điểm của huyện Diễn Châu, với hơn 150 trang trại, quy mô 200.000 con gà
thịt và khoảng 16 triệu trứng gà mỗi năm. Sau khi HTX chăn nuôi xã Diễn Trung
được thành lập, cũng đã kết nối hộ chăn nuôi và xây dựng thương hiệu trứng gà
Phủ Diễn. Đến năm 2020 sản phẩm trứng gà đã có bộ nhận diện thương hiệu mã vạch
QR, logo và tem nhãn để người tiêu dùng dễ dàng xác định nguồn gốc và sản phẩm
được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Do đó, hiện nay trứng gà phủ diễn không chỉ
được tiêu thụ ổn định tại các trường học mà có cung ứng cho nhiều siêu thị với
lượng trứng xuất bán mỗi năm lên đến 25 triệu quả. Đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho các hộ chăn nuôi.
Ông Đậu Ngọc Hòa – Giám đốc HTX chăn nuôi xã
Diễn Trung cho biết thêm: “Cơ cấu tổ chức
chuồng trại phải cao ráo sạch sẽ, về mặt trang thiết bị phải tự động hóa, con
giống phải có nguồn gốc, thức ăn đảm bảo có nguồn gốc truy xuất và đảm bảo về
mặt chất lượng và trong quá trình chăn nuôi phải đảm bảo không được sử dụng
chất cấm”.
Toàn
huyện Diễn Châu hiện có hơn 200 trang trại quy mô lớn. Chăn nuôi tập trung
không chỉ tạo điều kiện cho các hội gia đình mở rộng sản xuất, phát triển chăn
nuôi mà còn thuận lợi trong quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Là
bước quan trọng để Diễn Châu thực hiện xây dựng chuỗi sản phẩm sạch, từ trang
trại đến bàn ăn, xây dựng sản phẩm ocop, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng
cao giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.
Vân Anh
- Lê Đồng
TTVHTTTT
Diễn Châu