Thời
điểm này, người chăn nuôi ở Diễn Châu
đang tích cực chăm sóc đàn vật nuôi, tuân thủ nghiêm công tác phòng trừ dịch
bệnh, chuẩn bị nguồn cung ứng cho thị trường.
Những ngày này, thời tiết đang chuyển mùa,
nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao. Vì vậy cùng với việc tái đàn, các trang trại, hộ chăn nuôi đang tập trung phòng, chống dịch
bệnh, chăm sóc đàn vật nuôi nhằm bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu
tăng cao vào dịp cuối năm.
Gia đình anh Nguyễn Văn Phúc là một trong những hộ chăn nuôi lợn quy mô
khá lớn ở xã Diễn Nguyên với với hơn 30 con lợn/lứa. Dù giá lợn hiện nay đang
còn thấp, giá thức ăn ở mức cao nhưng đón thị trường tết, từ đầu tháng 10, gia
đình anh đã chủ động tăng đàn để đảm bảo nguồn thu dịp cuối năm. Anh Phúc chia
sẻ: Dịp tết được xem là thời điểm làm ăn của người chăn nuôi, bởi lúc ấy nhu
cầu của thị trường về thịt lợn rất cao. Để có đủ nguồn cung đảm bảo chất lượng,
ngoài tăng đàn, gia đình luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, vệ sinh
chuồng trại đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn. “Lợn
tái đàn phục vụ tết hầu như gần 45-50% trong dân, thứ nhất là lợn thịt, thứ 2
lợn nái tái đàn nhiều.Giống lợn bắt về
phải tiêm phòng 4-5 loại bệnh chuồng trại phải xử lý sạch sẽ, nước uống bằng
nước sạch”.
Không chỉ các hộ chăn nuôi lợn và trâu, bò,
các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Diễn Châu cũng đã chủ động tăng đàn nhằm
đáp ứng thị trường cuối năm.
Ông Lê
Vân – một trong những chủ trang trại chăn nuôi lớn ở Diễn Trung chia sẻ: Để
phục vụ thị trường tết, gia đình tôi đã nuôi thêm lứa gà thịt hơn 2000 con.
Hiện, đàn gà phát triển khoẻ mạnh. Trong quá trình nuôi, gia đình luôn tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học, tách riêng đàn gà cũ và mới. Tôi thấy
vào dịp Tết, nhu cầu tiêu thụ thịt gà cao hơn ngày thường nên cùng với cung cấp
đủ lượng hợp đồng với các doanh nghiệp thì còn ưu tiên nuôi các giống gà ri, gà
cỏ để phục vụ thị trường tết. Hy vọng rằng, tới thời điểm cận tết, đàn gà sẽ
mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. “Để
có nguồn thực phẩm phục vụ tết thì gia đình chúng tôi tái đàn hết sức thận
trọng, xử lý chuồng trại rồi tiêm phòng tất cả các loại vắc xin”.
Tìm hiểu thực tế, năm
nay, do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp,
giá cả bấp bênh, thị trường không ổn định nên việc tái đàn phục vụ thị trường dịp
Tết ở Diễn Châu không có sự tăng đột biến, ồ ạt. Công tác tái đàn lợn phục vụ
thị trường Tết chủ yếu ở các trang trại đảm bảo điều kiện an toàn dịch bệnh. Hầu
hết các trang trại này đều mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng khoảng 20% số lượng.
Còn tại các hộ có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy hoàn toàn có tỷ lệ tái đàn bình
quân khoảng 40 % (trên 1000 hộ đã tái đàn). Số hộ không tái đàn lợn thì chuyển
sang vật nuôi khác như chăn nuôi gà, vịt, bò, trâu. Hiện nay, tổng đàn trâu bò 35.500 con, đàn gia cầm đạt 2,29 triệu con, đàn lợn ước đạt 35
nghìn con.
Ông Phan Xuân Vinh –
Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: Ngành
Nông nghiệp Diễn Châu và chính quyền các địa phương đang tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát hoạt động chăn nuôi, mua bán, vận chuyển gia súc gia cầm,chú
trọng tiêm vắc-xin phòng dịch đầy đủ nhằm đảm bảo
an toàn cho đàn vật nuôi, phục vụ tốt thị trường dịp cuối năm. “Người dân qây lại có xu hướng tái đàn thì cơ
quan quản lý nhà nước thì khuyến cáo một số hình thức là tiêu độc khử trùng, vệ
sinh chuồng trại, lựa chọn con giống chăm sóc, tránh tình trạng dân hoang mang
khi tái đàn dịch xảy ra nên phải quyết liệt ngay từ đầu”.
Với việc vừa đảm bảo
an toàn trong việc tái đàn, vừa đẩy mạnh công tác chăm sóc đàn gia súc, gia cầm
nên Diễn Châu sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thực
phẩm tăng cao của thị trường và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người chăn
nuôi.
Mai
Giang
Trung
tâm VHTT&TT Diễn Châu